Quy trình kiểm định cân treo móc cẩu chuẩn nhất

Quy trình kiểm định cân treo móc cẩu chuẩn

Quy trình kiểm định cân treo móc cẩu được áp dụng cho cân treo có sức nâng tối đa 50.000kg. Quy trình sẽ được áp dụng cho kiểm định ban đầu, định kỳ và kiểm định sau sửa chữa móc cẩu. Cân treo móc cẩu sẽ được xử lý theo quy trình chung khi có kết quả kiểm định.

1. Giải thích thuật ngữ chuyên ngành trong quy trình kiểm định cân treo móc cẩu

1.1 Khái niệm cân treo móc cẩu

Cân treo móc cẩu (gọi tắt là cân) là một dạng cân treo tự do có phía trên được nối với thiết bị nâng và phía dưới dùng để treo vật nặng cần nâng.

1.2 Giải nghĩa các từ ngữ viết tắt

d: Giá trị độ chia

e: Giá trị độ chia kiểm

E: Sai số

E0: Sai số tại điểm 0

I: Số chỉ

L: Giá trị tải trọng

T: Tổng giá trị tải trọng thêm vào

m: Mức cân

mpe: Sai số cho phép lớn nhất

P: Chỉ thị thực trước khi làm tròn

n: Số lượng độ chia kiểm:

Max: Mức cân lớn nhất

Min: Mức cân nhỏ nhất

2. Phương tiện kiểm định cân treo móc cẩu

Trong quy trình kiểm định cân treo móc cẩu gồm 2 phương tiện kiểm định chính là chuẩn đo lường (quả cân chuẩn) và phương tiện phụ (tải trọng dùng làm bì).

2.1 Chuẩn đo lường

Tên phương tiện kiểm định: Chuẩn đo lường (quả cân chuẩn)

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản:

– Quả cân chuẩn cấp chính xác M1. Tổng khối lượng các quả cân chuẩn không được nhỏ hơn 20% Max.

– Các bộ quả cân nhỏ, cấp chính xác M1, có tổng khối lượng đủ để xác định sai số của cân ở các mức cần kiểm.

– Trường hợp áp dụng: Quả cân chuẩn được sử dụng trong các bước kiểm tra đo lường như: xác định sai số, kiểm tra độ lặp, kiểm tra độ động và kiểm tra độ đúng.

2.2 Phương tiện phụ

Tên phương tiện kiểm định: Tải trọng dùng làm bì

Đặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bản: Vật có khối lượng không đổi

Trường hợp áp dụng: Tải trọng dùng làm bì thường được dùng trong các phép kiểm định áp dụng phương pháp thế chuẩn.

3. Điều kiện thực hiện kiểm định cân treo móc cẩu

Đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khi tiến hành kiểm định phải tương tự với điều kiện làm việc bình thường của cân theo như tài liệu của nhà sản xuất.

4. Quá trình chuẩn bị trước khi thực hiện kiểm định cân treo móc cẩu

Các công việc cần chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định bao gồm:

– Tập kết đầy đủ tất cả quả cân chuẩn và tải trọng bì tại nơi lắp đặt cân.

– Kiểm tra các điều kiện an toàn trước khi thực hiện kiểm định.

5. Quy trình thực hiện kiểm định cân treo móc cẩu

Một quy trình kiểm định cân treo móc cẩu đầy đủ sẽ bao gồm kiểm tra bên ngoài, kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra đo lường.

5.1 Kiểm tra bên ngoài cân treo móc cẩu

Tiến hành kiểm tra nhãn mác phải được gắn ở vị trí dễ quan sát và đầy đủ các thông số chính bao gồm:

– Thông tin chung (ký hiệu nhà sản xuất, kiểu thiết kế, số thiết bị, điện áp làm việc, tần số làm việc, nhiệt độ làm việc)

– Thông số kỹ thuật đo lường (cấp chính xác của cân, mức cân lớn nhất Max, mức cân nhỏ nhất Min, giá trị độ chia nhỏ nhất d, giá trị độ chia kiểm e)

5.2 Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra kỹ thuật cân treo cần được tiến hành lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: So sánh sự phù hợp về kết cấu của cân thực hiện kiểm định với phê duyệt mẫu.

– Yêu cầu chung:

Kiểm tra tính phù hợp của thiết bị: Vận hành và sử dụng cân treo móc cẩu đúng mục đích thiết kế, tức cân treo phải làm việc ở trạng thái tự do.

Kiểm tra độ an toàn thiết bị: Độ an toàn cân treo được đánh giá qua 3 yếu tố chính là chống gian lận, kiểm soát các sai hỏng và khóa hiệu chỉnh.

Chống gian lận: Cân treo không được cho phép có các tính năng để người sử dụng có thể thực hiện gian lận.

Kiểm soát sai hỏng: Tất cả sai hỏng cân treo phải được đưa về dạng cảnh báo hiển thị hoặc lưu lại bằng chứng rõ ràng.

Khóa hiệu chỉnh bắt buộc phải được thiết kế nằm trong cân và chỉ có những người có trách nhiệm liên quan mới có thể phá niêm phong và thực hiện hiệu chỉnh cân.

– Hiển thị kết quả cân:

Dạng hiển thị: Các chữ số hiển thị phải rõ ràng, cùng phông chữ, cùng đơn vị khối lượng, cùng giá trị độ chia và hiển thị dưới dạng d = (1× 10k , 2× 10k hoặc 5× 10k ) với k là số nguyên, âm, dương hoặc bằng không.

Các số liền kề dễ dàng phân biệt ngay, dấu thập phân luôn xuất hiện cùng với ít nhất một chữ số có nghĩa nằm ở bên phải và không thay đổi vị trí.

Giới hạn hiển thị: Các giá trị hiển thị không vượt quá khối lượng m = Max + 9 e. Các giá trị âm được phép hiển thị cùng với dấu (-) ở bên trái kết quả và không truyền sang các thiết bị in hoặc lưu trữ.

Tốc độ thay đổi giá trị hiển thị: Giá trị hiển thị phải thay đổi ngay lập tức và không quá 1 giây khi có vật nặng treo vào cân treo móc cẩu.

Trạng thái cân bằng ổn định chỉ đạt khi cân treo đáp ứng đủ 2 yêu cầu gồm: Chỉ thị dao động không được phép vượt quá 1 e so với chỉ thị cuối cùng và kết quả in ra (hoặc kết quả lưu trữ) không được lệch hơn 1 e so với kết quả hiển thị cuối cùng.

Chỉ thị mở rộng có giá trị độ chia mở rộng nhỏ hơn e và hoạt động trong thời gian ấn giữ đồng thời một phím chức năng hoặc sau khi ấn phím chức năng không quá 5 giây.

Cơ cấu in: Máy in chỉ được phép in ra kết quả khi cân đạt trạng thái cân bằng ổn định. Kết quả in phải đảm bảo rõ ràng với chiều cao tối thiểu đạt 2mm. Đơn vị khối lượng bắt buộc phải được in phía bên phải kết quả cân hoặc nằm trong hàng đầu tiên của cột kết quả cân.

Cơ cấu lưu dữ liệu: Dữ liệu chỉ được lưu trữ khi cân đạt trạng thái cân bằng ổn định. Đảm bảo sự trung thành của dữ liệu khi truyền dẫn và sao chép giữa các cơ cấu trong hệ thống cân.

– Cơ cấu đặt điểm “0”:

Tác động cơ cấu đặt điểm “0”: Mức đặt điểm “0” không được phép vượt quá 4% Max và mức tự động lấy “0” không được phép vượt quá 20% Max.

Độ chính xác cơ cấu đặt điểm “0”: Cơ cấu đặt điểm “0” có sai số gây ra không được lớn hơn ± 0,25 e.

Cơ cấu tự động hiệu chỉnh điểm “0” chỉ được phép hoạt động khi cân ở trạng thái không tải trọng, cân trong trạng thái cân bằng ổn định, tốc độ hiệu chỉnh không được vượt quá 0,5 d/s và tổng khối lượng hiệu chỉnh nhỏ hơn 4% Max

– Cơ cấu trừ bì:

Cơ cấu trừ bì phải có dấu hiệu hiển thị trên màn hình là đang hoạt động để người dùng không bị nhầm lẫn với khối lượng tổng (GROSS) hoặc khối lượng tịnh (NET).

Cơ cấu trừ bì có chung giá trị độ chia kiểm với hiển thị của cân và chỉ được phép tác động đến mức cân dưới Max.

Sai số lớn nhất do cơ cấu trừ bì gây ra không được phép lớn hơn ± 0,25 e.

Bước 2: Kiểm tra sự hoạt động bình thường của các cơ cấu.

Bước 3: Ghi kết quả thu được vào bảng B.1 bên dưới:

Hạng mục kiểm tra

Kết luận

Đạt

Không

Yêu cầu chung
Hiển thị
Cơ cấu đặt điểm “0”
Cơ cấu trừ bì

5.3 Kiểm tra đo lường

Quá trình kiểm tra đo lường cân treo móc cẩu bao gồm các bước kiểm tra như: sai số tại một bước cân, sai số tại số điểm “0”, độ lặp lại, độ động và độ đúng.

Phương pháp xác định sai số tại một bước cân

Tiến hành đưa tải trọng (L) ở mức cân cần kiểm tra đặt lên cân, trong đó chỉ thị trên cân được gọi tắt là (I)

– Trường hợp đối với cân cơ khí

Nếu như I=L thì sai số cân sẽ bằng 0, tức E = 0

Nếu I khác L thì tiến hành thêm vào cân các gia trọng bằng 0,1 e đến khi kim trùng vạch kế tiếp (I1), lúc này sai số được tính theo công thức:

E = I1 – ∆L – L

– Trường hợp cân điện tử có d=< ⅕ e

Sai số được tính theo công thức như sau:

E = I – L

– Trường hợp cân điện tử có d> ⅕ e

Tiếp tục thêm vào cân các gia trọng bằng 0,1 e đến khi chuyển sang mức mới, lúc này sai số sẽ được tính bằng công thức:

E = I + ½ e – L – L

Phương pháp xác định sai số tại số điểm “0” đối với cân điện tử

Bước 1: Tại mức cân L=0 hoặc L=Min, tiến hành xác định sai số bằng phương pháp tại một bước cân.

Bước 2: Tiến hành ghi kết quả vào bảng B.2 bên dưới

I ∆L  0,5 e L E0 

☐ Đạt ☐ Không đạt

Bước 3: Tiến hành so sánh với mpe trong bảng A.2 bên dưới và đánh giá kết quả “đạt” hoặc “không” và bảng B.2 ở bước 2

Sai số cho phép lớn nhất (mpe) tính theo giá trị độ chia kiểm (e)  Mức cân (m) tính theo giá trị độ chia kiểm (e)
Cấp chính xác 3 Cấp chính xác 4
± 0,5 e 0 < n ≤ 500 0 < n ≤ 50
± 1,0 e 500 < n ≤ 2 000 50 < n ≤ 200
± 1,5 e 2 000 < n ≤ 10 000 200 < n ≤ 1000

Kiểm tra độ lặp

Bước 1: Tại mức cân 0,8 Max, tiến hành cân 3 lần liên tiếp với mức tải trọng bằng nhau (tải trọng là quả cân chuẩn hoặc bì). Nếu điểm “0” thay đổi giữa các lần cân thì tiến hành thực hiện lấy lại điểm “0”.

Bước 2: Xác định sai số tại một bước cân tại mỗi lần cân.

Bước 3: Tính độ lệch sai số lớn nhất và tiến hành so sánh với mpe trong bảng A.2 bên dưới

Sai số cho phép lớn nhất (mpe) tính theo giá trị độ chia kiểm (e)  Mức cân (m) tính theo giá trị độ chia kiểm (e)
Cấp chính xác 3 Cấp chính xác 4
± 0,5 e 0 < n ≤ 500 0 < n ≤ 50
± 1,0 e 500 < n ≤ 2 000 50 < n ≤ 200
± 1,5 e 2 000 < n ≤ 10 000 200 < n ≤ 1000

Bước 4: Ghi đánh giá đạt hoặc không đạt vào bảng B.3 bên dưới

Lần cân Chỉ thị I (kg) Gia trọng ∆L (kg)  Sai số E (kg) 
1
2
3

Chênh lệch lớn nhất:

(∆EMax) = ……………………….

mpe = ………………………..

☐ Đạt ☐ Không đạt

Kiểm tra độ động

Phép kiểm tra độ động phải được tiến hành tại mức cân: Min, ½ Max và gần Max gồm các bước:

Bước 1: Khi cân đạt trạng thái cân bằng ổn định, tiến hành thêm vào các quả cân nhỏ bằng 0,1 d đến khi cân hiển thị một giá trị mới gọi tắt là I1.

Bước 2: Tiếp tục thêm vào cân vật có khối lượng bằng 1,4 d.

Bước 3: Tiến hành đánh giá kết quả

Độ động đạt nếu I2>I1

Đối với cân cơ khí : I2 – I1 >= d

Bước 4: Ghi đánh giá kết quả vào bảng B.4 bên dưới

Tải trọng Chỉ thị I1 (kg)  Gia trọng ∆L = 1,4 d (kg) Chỉ thị I2 (kg) 
Min
½ Max 
Gần Max 

☐ Đạt ☐ Không đạt

Kiểm tra độ đúng

Nhân viên được phép sử dụng phương pháp thế chuẩn để kiểm tra độ đúng các mức cân với yêu cầu sau:

– Các sai số không được vượt quá chuẩn mpe trong bảng A.2

– Thực hiện sai số tại một bước cân phải được tiến hành ở các mức cân: Min, ½ Max, gần Max và lân cận ở các điểm mpe thay đổi.

+ Trường hợp kiểm tra độ đúng của cân cơ khí:

Bước 1: Tính sai số bằng cách áp dụng công thức phương pháp xác định sai số tại một bước cân của cân cơ khí.

Bước 2: Ghi kết quả thu được vào bảng B.5 bên dưới

Tải trọng L  Chỉ thị I Đánh giá 
(1) (2)  (7) 

+ Trường hợp kiểm tra độ đúng của cân điện tử có E0 ≠ 0

Bước 1: Sai số tại mức cân vừa kiểm (Ec) được tính theo công thức Ec = E – E0

Bước 2: So sánh với mpe ở bảng A.2 và ghi đánh giá kết quả đạt hoặc không đạt vào bảng B.5 bên dưới

Sai số E  Sai số hiệu chính Ec  mpe Đánh giá
(4) (5)  (6)  (7)

+ Trường hợp kiểm tra độ đúng của cân điện tử có E0 = 0

Bước 1: Lần lượt cho khối lượng chuẩn L vào cân.

Bước 2: Cho thêm gia trọng có giá trị 0,5 e vào cùng khối lượng chuẩn L ( Chỉ thêm vào nếu cân cấp 3 có 500 e < mức cân kiểm < 2000 e hoặc cân cấp 4 có 50 e < mức cân kiểm < 200 e)

Bước 3: Đợi cân đạt trạng thái cân bằng ổn định và ghi giá trị trên cân vào cột 2 bảng B.5 bên dưới.

Tải trọng L  Chỉ thị I Đánh giá
(1)  (2) (7)

Bước 4: So sánh với giá trị hiển thị ở bảng 3 bên dưới và ghi đánh giá vào cột (7) ở bảng B.5 (trong đó: Đạt tương ứng với dấu “+” và Không Đạt tương ứng với dấu “-”)

Sai số cho phép lớn nhất (mpe) Khối lượng quả cân chuẩn  Giá trị hiển thị
– 2 e – 1 e 0 1 e 2 e
± 0,5 e +
± 1 e L + 0,5 e  + +
± 1,5 e  + + +

6. Xử lý cân treo sau khi thực hiện quy trình kiểm định cân treo móc cẩu

Quy trình kiểm định cân treo móc cầu sẽ được tiến hành định kỳ theo chu kỳ 12 tháng/ lần.

6.1 Cân treo đạt yêu cầu

Đối với cân treo đạt tất cả các yêu cầu trong quy trình kiểm định sẽ được cấp chứng chỉ kiểm định bao gồm: giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định, dấu kiểm định,…

Dấu kiểm định, tem kiểm định phải được đóng dấu hoặc dán niêm phong tại các vị trí có thể ngăn cản con người trực tiếp điều chỉnh độ đúng của cân.

6.2 Cân treo không đạt yêu cầu

Đối với các cân treo không đạt một trong số các yêu cầu của quy trình kiểm định sẽ không được cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa bỏ các dấu kiểm định cũ (nếu có).

Quy trình kiểm định cân treo móc cẩu giúp các công nhân xác định độ chính xác của cân trước khi mua, sau khi sử dụng 12 tháng cũng như độ đúng của cân trước và sau mỗi lần sửa chữa.

Zalo phone