Máy tời điện là thiết bị không còn xa lạ với các kỹ sư nhất là kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Tời điện đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và dịch vụ giúp các chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí nhân, vật lực và rút ngắn tiến độ công việc. Dưới đây, điện máy ABG sẽ cung cấp cụ thể thông tin về máy tời điện là gì, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại, ứng dụng cũng như cách sử dụng và lắp đặt đúng cách tời nâng hạ.
1. Máy tời điện là gì?
Máy tời điện là thiết bị nâng hạ chuyên dụng dùng động cơ điện truyền lực, kết hợp với hệ thống cáp tải cuốn nhả để di chuyển hàng hóa, vật liệu theo phương ngang hoặc phương thẳng đứng. Máy tời điện còn được gọi là tời xây dựng, tời nâng hàng,…thường được lắp đặt trong mạng lưới điện 1 pha và 3 pha nên có thể lắp đặt linh hoạt tại nhiều vị trí và khu vực khác nhau.
Tời điện nâng hạ có tính ứng dụng cao và thường được lắp đặt tại các công trình xây dựng để nâng vật nặng từ mặt đất lên tầng cao tòa nhà. Ngoài ra, các công trường khai thác khoáng sản, kho bãi, bến cảng, khu công nghiệp cũng sử dụng máy tời nâng hàng với tần suất lớn để đảm bảo an toàn và hiệu suất cao.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động thiết bị máy tời điện
Máy tời điện đa dạng về mẫu mã cũng như tải trọng từ 100kg đến hàng chục tấn để đáp ứng tất cả công việc nâng hạ. Tuy nhiên, xét về mặt cấu tạo đều gồm các bộ phận và phụ kiện chính sau đây:
– Động cơ (motor điện): thường được làm bằng lõi đồng nguyên chất 100% để đảm bảo hiệu suất và độ bền của máy. Đây là bộ phận quan trọng nhất làm nhiệm vụ khởi động và truyền lực đến các thiết bị hỗ trợ của tời nâng hạ.
– Bộ phận giảm tốc (hộp số): đóng vai trò điều chỉnh tốc độ tăng tải và giảm tốc của tời di chuyển và nâng hạ nhịp nhàng hơn.
– Hệ thống cáp tải và móc cẩu: bộ phận được chế tạo từ thép cao cấp có nhiệm vụ chịu tải chính của tời xây dựng. Móc tải thiết kế 360 độ xoay linh hoạt đảm bảo an toàn tuyệt đối cho quá trình nâng hạ, chằng kéo vật nặng.
– Hệ thống phanh và giới hạn hành trình: giúp cho tang quấn cáp không bị rối, kẹt gây mòn cáp và xử lý các sự cố khẩn cấp có thể xảy ra khi máy làm việc.
Ngoài các bộ phận chính trên, tời nâng hạ còn gồm các phụ kiện lắp ráp đi kèm như bulong, ốc vít, puly, bánh răng,… Đặc biệt, thiết bị còn bao gồm cả bộ điều khiển, tay khiển: làm nhiệm vụ điều khiển các thao tác bật/tắt, lên/xuống từ xa an toàn và tiện lợi.
Nguyên lý hoạt động của máy tời điện cũng tương đối đơn giản giúp các kỹ sư dễ dàng vận hành. Cụ thể, tời điện có cơ chế hoạt động tương tự như ròng rọc. Trong đó, động cơ trong của máy đóng vai trò truyền lực cho bộ phận giảm tốc làm giảm tốc độ quay của bánh răng. Sau đó, tang cuốn sẽ quay, cáp tải được quấn thả và móc tải sẽ trung gian móc vật nặng để nâng lên, hạ xuống hàng hóa.
3. Phân loại các mẫu máy tời điện
Máy tời điện được bày bán trên thị trường đa dạng chủng loại và mẫu mã, tuy nhiên, máy được chia thành 3 phân loại chính như dưới đây.
3.1 Dựa theo nguồn điện sử dụng
Các nhà sản xuất tời điện phân loại máy dựa theo nguồn điện sử dụng để người dùng dễ dàng lựa chọn và lắp đặt. Máy tời nâng hạ gồm 3 loại chính như sau:
– Máy tời điện 220V (1pha): dòng máy có động cơ sử dụng mạng điện gia đình, dân dụng, công nghiệp. Các dòng tời sử dụng nguồn điện này chủ yếu gồm: tời điện mini, tời treo, tời PA.
– Máy tời điện 380V (3pha): dòng máy tời trang bị động cơ 3 pha sử dụng lưới điện công nghiệp. Máy thường dùng trong các khu công nghiệp, kho bãi khai thác, bến cảng lớn, điển hình là dòng tời kéo mặt đất.
– Máy tời ắc quy kéo: là tời cứu hộ chuyên dụng để kéo xe, được lấy từ ắc quy 12V và 24V. Tời ắc quy là thiết bị không thể thiếu cho lái xe các chặng đường dài.
3.2 Dựa theo cách lắp đặt
Cách phân biệt tời điện phổ biến tiếp theo là dựa theo cách lắp đặt, cụ thể, máy được chia thành 3 loại:
– Tời treo có cấu tạo nhỏ gọn, dễ di chuyển và lắp đặt trên thanh dầm I để làm việc. Sức nâng của tời điện treo từ 200kg – 2T với các model: PA, Vital, Kenbo,…
– Tời kéo còn được gọi là tời điện mặt đất, máy được lắp cố định trên mặt đất hoặc sử dụng bệ đỡ để chằng kéo, nâng hạ hàng hóa. Máy có tải trọng lớn và chuyên phục vụ các ngành công nghiệp nặng từ 0,5 – 30T. 2 dòng máy được sử dụng nhiều nhất hiện nay là JK và JM.
– Tời đa năng có khả năng lắp đặt linh hoạt cả dạng treo trên dầm và trên mặt đất cố định tại 1 vị trí. Dòng máy phổ biến hiện nay là KCD. Thiết bị nâng hạ này là sự kết hợp giữa tời điện mini và tời đa năng. Ngoài ra, thiết bị còn có phân loại móc đơn và móc đôi cho người dùng lựa chọn.
3.3 Dựa theo tốc độ nâng hạ
Máy tời điện được phân loại theo tốc độ nâng hạ sẽ dựa vào khả năng kéo vật lên độ cao giới hạn trong khoảng thời gian nhất định, đơn vị tính là m/p. Dựa vào yếu tố tốc độ, tời điện được chia thành 4 loại phổ biến sau:
– Tời điện tốc độ chậm chủ yếu gồm tời mini và tời PA. Loại tời có lực kéo lớn phục vụ chủ yếu nhu cầu nâng với khoảng cách ngắn và độ chính xác cao.
– Tời tốc độ trung bình phục vụ chủ yếu trong các nhà máy, công xưởng vừa và nhỏ, tốc độ nâng hạ từ 12 – 16m/p.
– Tời tốc độ nhanh hay còn gọi là tời tốc độ cao chuyên dụng trong các công trình thi công xây dựng cần đẩy nhanh tiến độ, tốc độ của dòng tời này trung bình đạt từ 20 – 28m/p.
– Tời tốc độ siêu nhanh là dòng tời chuyên dụng được thiết kế tốc độ lên tới 32 – 40m/p.
4. Ứng dụng của tời điện trong đời sống
Tời điện giúp các chủ xưởng, lãnh đạo nhà máy giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí nhân, vật lực và nâng cao an toàn lao động. Với tính năng nâng hạ vật nặng khối lượng lớn vượt trội như vậy, tời điện được ưu tiên và ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống, tiêu biểu như:
– Ngành công nghiệp vận tải: dùng để nâng hạ, chằng kéo hàng hóa lên xe container, bốc xếp hàng trọng lượng lớn trong các nhà kho, bến bãi.
– Ngành công nghiệp khai khoáng: vận chuyển khoáng sản mỏ, than, quặng,…ra khỏi các bãi khai thác, hầm mỏ.
– Ngành thủy lợi, bến cảng: dùng để bốc xếp hàng lên tàu, neo đậu tàu, ghe tại các bến cảng.
– Ngành dịch vụ cứu hộ: dùng trong cứu hộ xe khỏi các hố lớn, sụt bùn đất, kéo xe rời khỏi các cung đường dốc cát, cao.
– Ngành xây dựng dân dụng, công trình thi công lớn: dùng để vận chuyển vật liệu như xi măng, vữa, gạch, cột chống thép lên các tòa cao tầng.
– Ngoài việc áp dụng tời nâng hạ vào các ngành nghề công nghiệp, máy tời điện còn được dùng thường xuyên tại các hộ dân dụng, nông nghiệp để mang vác bàn ghế, chậu cây,…
5. Một số loại tời điện chuyên dụng được nhiều người tin dùng
Hiện nay, máy tời điện được bán trên thị trường Việt Nam khá đa dạng về chủng loại, nguồn gốc. Bộ phận nghiên cứu thị trường của điện máy ABG có làm khảo sát đánh giá và thống kê ra top 5 mẫu tời điện chuyên dụng được nhiều kỹ sư tin dùng nhất hiện nay.
5.1 Tời điện xây dựng thương hiệu Kio GG nhập khẩu Trung Quốc
Tời điện xây dựng Kio GG trang bị động cơ 1 pha được nhập khẩu từ Trung Quốc. Thiết bị được thiết kế bắt mắt với lớp sơn tĩnh điện màu cam đỏ chống gỉ, mòn do thời tiết.
Động cơ máy lõi đồng 100% đảm bảo thiết bị hoạt động bền bỉ với cường độ làm việc cao.
Sức nâng của máy được đặt theo tên các model: GG200, GG300, GG500, GG1000.
Tốc độ của máy cũng thay đổi tùy theo các model, cụ thể, GG200 – GG300 đạt tốc độ 12-18m/p, GG500 đạt 18 – 25m/p, GG1000 đạt 18 – 23m/p.
Tời nâng hạ Kio GG còn được trang bị thêm hệ thống phanh điện từ và giới hạn hành trình giúp máy chống kẹt, hoạt động an toàn.
5.2 Tời điện xây dựng hãng KENBO JK/JM
Dòng tời điện xây dựng công nghiệp trang bị động cơ 3 pha và có tải trọng lớn đến 10 tấn chuyên dùng trong các công trường lớn là tời Kenbo JK/JM.
Máy có công suất lớn hàng nghìn kW cho phép hoạt động nâng hạ diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Để được đưa vào hoạt động, tời Kenbo JK/JM phải thông qua nhiều bài kiểm tra đánh giá chất lượng như: ISO 9001: 2000, OHSAS 18001 và IAF SA AL và CNAS.
Máy tời hàng Kenbo JK/JM cho phép người dùng vận hành liên tục từ 12 – 16 tiếng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hay tuổi thọ thiết bị. Các đơn vị, nhà máy cần đẩy nhanh tiến độ thi công công trình có thể ưu tiên sử dụng thiết bị tời xây dựng Kenbo JK/JM cho hệ thống vận chuyển hàng.
5.3 Tời điện mini PA800 tải trọng 800kg
Tời điện mini PA800 tải trọng 800kg là dòng tời điện Trung Quốc được nhập khẩu chính hãng với đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Máy có tải trọng 800kg cho móc đơn và 400kg khi sử dụng móc đôi.
Chiều cao nâng hạ của máy là 12m/p khi đi cáp đơn và 10m/p cho cáp đôi.
Máy làm việc với công suất 1300W cho lưới điện 1 pha 220V nên có thể lắp đặt dễ dàng tại nhiều khu vực.
Thời gian vận hành thiết bị tối đa của máy là 8 tiếng 1 ngày.
Lưu ý khi sử dụng thiết bị là người điều khiển tời nên tuân thủ đúng các thông số niêm yết của nhà sản xuất để đảm bảo tuổi thọ thiết bị.
5.4 Máy tời điện 12V – 24V Kento KT2000 2000lb
Máy tời điện Kento 2000Lb KT2000 là dòng tời kéo xe được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Máy dùng nguồn điện ắc quy 12 – 24V với tải trọng kéo thấp nhất là 900kg và cao nhất là 1363kg.
Tời Kento KT2000 được thiết kế với tông màu đen chủ đạo với lớp sơn chống rỉ bên ngoài đảm bảo máy làm việc tốt trong điều kiện khắc nghiệt nhất.
Với công nghệ sản xuất đến từ Nhật Bản, tời cứu hộ Kento 12 -24V được cải tiến bộ phanh với hệ thống phanh cơ khí an toàn tuyệt đối.
Cáp tải được làm bằng hợp kim thép với kích thước là 4,8mmx15m, chiều cao nâng, kéo tối đa là 9m.
Thiết bị có tang cuốn dài 80mm với kích thước lắp là 76x124mm. Thiết bị nâng hạ này phù hợp cho các lái xe đường dài, các kỹ sư cần chằng kéo ô tô, thiết bị cho công tác cứu hộ.
5.5 Máy tời điện đa năng xây dựng KENTO KCD 750/1500kg – 40/80mét
Thiết bị nâng hạ cuối cùng trong danh sách là máy tời điện đa năng Kento với tải trọng là 1500kg cho cáp đơn và 750kg cho cáp đôi.
Máy có chiều cao nâng hạ tương ứng với độ dài cáp là 80m cho cáp đơn và 40m khi dùng cáp đôi.
Thiết bị tời Kento KCD 750/1500kg hoạt động với công suất lớn là 3500KW bền bỉ và ổn định với sức nâng lớn.
Tốc độ nâng của tời Kento KCD 1500kg khá nhanh lên đến 27m/p cho 1 móc và 17m/p cho 2 móc.
Tời xây dựng Kento 1500kg có cấu trúc tương đối nhỏ gọn, trọng lượng cả máy chỉ 50kg nên có thể lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng máy một cách dễ dàng.
6. Hướng dẫn sử dụng máy tời điện đúng cách
Sau khi nắm rõ về cấu tạo, nguyên lý của máy tời điện, người dùng tời phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy để có thể vận hành máy đúng cách. Việc vận hành sai cách có thể dẫn đến các hậu quả tai nạn lao động gây thiệt hại cả người và hàng cũng như giảm tuổi thọ của thiết bị. Cụ thể, các kỹ sư điều khiển máy cần tuân thủ nghiêm các quy định sau:
– Sử dụng đúng nguồn điện mà nhà sản xuất công bố.
– Nâng hạ đúng với tải trọng định mức cho phép.
– Trước khi máy hoạt động phải kiểm tra kỹ càng các bộ phận, không sử dụng khi các linh kiện, phụ kiện có trục trặc, hỏng hóc.
– Kiểm tra nguồn điện và cáp tải đáp ứng đủ công suất, tải trọng máy. Trong trường hợp phát hiện hư hỏng nặng ở cáp tải, cần cho dừng khẩn cấp và thay cáp ngay.
– Nên nâng hạ vượt tải để nâng cao tuổi thọ thiết bị.
– Tuyệt đối không đứng trực tiếp phía dưới khi tời đang hoạt động.
– Chỉ dùng tời để nâng hàng, nghiêm cấm mọi hành vi nâng hạ con người, động vật, chất dễ cháy nổ chưa được đóng gói an toàn.
– Sau khi máy hoạt động xong cần lau chùi sạch sẽ bằng khăn ẩm, cất giữ ở nơi khô ráo.
– Người dùng máy tời nâng hàng phải thực hiện bảo dưỡng máy định kỳ 3 tháng 1 lần, tra dầu mỡ vào bánh răng, khớp nối 6 tháng 1 lần.
7. Những lưu ý khi sử dụng máy tời điện
Quá trình người dùng vận hành bất kỳ thiết bị tời điện đều có thể xảy ra sự cố, lỗi kỹ thuật. Một vài sự cố thường gặp khi sử dụng tời nâng hàng có thể kể đến như:
– Sự cố gãy đứt cáp, mất phanh, tuột móc làm rơi, văng hàng do dùng tời điện vượt quá tải trọng cho phép.
– Sự cố máy nhanh hỏng, hay gặp trục trặc động cơ do mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
– Sự cố kẹp tay, cuốn tay vào cuộn cáp do người lái tời thiếu kinh nghiệm.
– Sự cố bị giật điện, chập cháy do hở nguồn điện.
Để tránh các lỗi nghiêm trọng trên, nhóm kỹ sư chuyên nghiệp tại điện máy ABG đã liệt kê các biện pháp an toàn khi sử dụng tời cho người dùng lưu ý:
– Trước khi mua hàng, người dùng phải kiểm tra máy chính hãng, có đủ nguồn gốc xuất xứ và giấy tờ kiểm định an toàn.
– Trước khi sử dụng, kiểm tra lại phanh hãm để đảm bảo hệ thống phanh luôn hoạt động tốt, không sử dụng phanh tay. Máy phải được gắn chặt với khung dầm hoặc bệ đỡ tại 1 vị trí cố định tránh xê dịch hay bị lật khi hoạt động.
– Không được để vật sắc nặng đè vào cáp tải khiến cáp bị mài mòn, nhanh hỏng hoặc đứt gãy.
– Khi cuốn tang cáp, người thợ tời lưu ý cuốn theo đúng thứ tự, phải đảm bảo khi đã cuốn hết sợi dây cáp thì trên tay ít nhất phải còn 3 – 5 vòng.
– Thiết kế ròng rọc phải đúng theo quy chuẩn và kiểm tra thường xuyên. Điều này giúp cho cáp không bị kẹt hay trượt khỏi puly.
– Tuyệt đối không được nâng hạ vượt quá tải trọng cho phép, khi máy dừng hoạt động phải ngắt điện và khóa cầu dao.
8. Mua máy tời điện giá rẻ chất lượng tại Điện máy ABG
Để đáp ứng tốt nhu cầu ngày một tăng lên của khách hàng, điện máy kỹ thuật ABG luôn cố gắng và phấn đấu trở thành một trong những đơn vị phân phối máy tời điện uy tín và đáng tin cậy nhất. Đến với công ty thiết bị công nghiệp ABG, quý khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm tời điện chính hãng với giá thành cực kỳ cạnh tranh và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng miễn phí trọn đời.
Tất cả các sản phẩm được cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước đều đảm bảo rõ xuất xứ và nguồn gốc. Mỗi sản phẩm đều có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng nên quý khách hàng hoàn toàn an tâm về chất lượng. Ngoài ra, quý khách hàng còn được đội ngũ cố vấn kỹ thuật ABG giàu kinh nghiệm tư vấn và lắp đặt tời nâng hạ tại nhà máy, công xưởng.
Chắc chắn những thông tin điện máy ABG cung cấp về máy tời điện đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thiết bị để có thể sử dụng máy đúng cách, khắc phục nhanh nhất các lỗi kỹ thuật và ứng dụng máy vào công tác nâng hạ hiệu quả nhất. Cùng với đó, qua danh sách các mẫu tời điện chuyên dụng được nhiều người tin dùng, chúng tôi tin rằng quý khách đã lựa chọn được sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất cho nhà máy của mình.