Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu móc cẩu về Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu móc cẩu chi tiết

Thủ tục nhập khẩu móc cẩu là quá trình đưa sản phẩm móc cẩu từ nhà cung cấp nước ngoài vào Việt Nam. Quy trình này gồm nhiều bước, đòi hỏi doanh nghiệp phải sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật. Chuẩn bị bị hồ sơ, chứng từ là bước quan trọng nhất, tiền đề để nhập khẩu móc cẩu thuận lợi. Quy trình nhập khẩu gồm nhiều thủ tục và giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những yêu cầu riêng cần doanh nghiệp tuân thủ. Và để việc thông quan được diễn ra đúng tiến độ, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như đảm bảo hồ sơ hợp lệ và luôn theo dõi quy định về nhập khẩu.

1. Thủ tục nhập khẩu móc cẩu chi tiết

Móc cẩu không nằm trong danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Vậy nên, doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục nhập khẩu móc cẩu đúng quy định của Tổng cục Hải quan.

1.1 Tổng hợp hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị

Để quá trình nhập khẩu móc cẩu được diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp buộc phải chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ hợp pháp, gồm các loại đơn từ sau:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Để chứng minh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhập khẩu.

Hợp đồng thương mại: Hợp đồng thoả thuận giữa doanh nghiệp nhập khẩu và đơn vị cung cấp nước ngoài. Bao gồm các điều khoản giao dịch, mô tả loại móc cẩu nhập khẩu, số lượng móc, giá bán, điều kiện giao hàng, thanh toán,…

Hoá đơn thương mại: Chứng từ do nhà cung cấp nước ngoài phát hành để thu phí từ người mua. Trong đó ghi rõ thông tin về móc cẩu, giá trị và điều kiện giao hàng,…

Phiếu chi tiết hàng hoá: Loại giấy tờ liệt kê chi tiết các thông tin về từng loại móc cẩu trong từng kiện hàng, cách thức đóng gói lô hàng. Trên phiếu cũng ghi rõ số lượng kiện, trọng lượng và tình trạng của móc.

Vận đơn: Chứng từ vận tải do hãng tàu hoặc hãng hàng không phát hành để xác nhận giao đúng số lượng móc cẩu cho doanh nghiệp theo đúng cam kết.

Tờ khai hải quan: Mẫu tờ khai do cơ quan hải quan cung cấp, doanh nghiệp khai báo các thông tin về lô móc cẩu nhập khẩu.

Giấy ủy quyền cho đại lý hải quan (nếu có): Trong trường hợp doanh nghiệp uy quyền cho đại lý hải quan thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan.

Giấy chứng nhận chất lượng: Là loại giấy tờ quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu móc cẩu, nhằm chứng minh sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và đảm bảo an toàn theo quy định.

Giấy chứng nhận kiểm định: Đây cũng là một loại giấy tờ không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu móc cẩu. Đây là loại chứng nhận kiểm định về kết quả của sản phẩm được cấp bởi tổ chức kiểm định hoặc phòng thí nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật của móc cẩu.

Kiểm tra khi làm thủ tục nhập khẩu móc cẩu
Kiểm tra khi làm thủ tục nhập khẩu móc cẩu

1.2 Quy trình nhập khẩu móc cẩu

Quy trình nhập khẩu hàng hoá móc cẩu không quá phức tạp nhưng cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

– Trước khi làm thủ tục nhập khẩu:

Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và có các điều khoản hợp đồng rõ ràng.

Xin giấy phép nhập khẩu (nếu cần): Kiểm tra xem loại móc cẩu có yêu cầu giấy phép nhập khẩu hay không. Nếu có thì phải thực hiện các thủ tục xin cấp phép để việc thông quan được diễn ra thuận lợi.

Lựa chọn đại lý hải quan (nếu cần): Trong trường hợp không tự thực hiện thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể uỷ quyền cho đại lý hải quan xử lý thủ tục nhập khẩu móc cẩu.

– Thực hiện thủ tục nhập khẩu móc cẩu:

Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ: Thu thập và tổng hợp đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết đã hướng dẫn ở trên.

Đăng ký khai báo hải quan điện tử: Khai báo thông tin lô hàng trên hệ thống hải quan điện tử. Thông tin cần khai báo gồm: mã HS, số lượng móc cẩu, giá trị,…

Nộp hồ sơ: Nộp đầy đủ tờ khai hải quan và các loại chứng từ cần thiết cho cơ quan hải quan.

Lấy lệnh giao hàng: Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nhập khẩu gồm: Bản sao CCCD/CMND, vận đơn bản sao, vận đơn bản gốc (có đóng dấu) và tiền phí. Sau đó nộp cho hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng.

Nộp thuế và phí: Gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và các loại phí hải quan khác như phí môi trường,…(nếu có).

Đăng ký kiểm tra, giám định (nếu có): Trong trường hợp lô hàng nằm trong danh mục kiểm tra chuyên ngành thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, thực tế hàng hoá và giám định chất lượng.

Thông quan: Khi đã hoàn tất mọi thủ tục nhập khẩu móc cẩu và đáp ứng được yêu cầu, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định thông quan.

Nhận hàng: Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các chi phí vận chuyển, bốc dỡ và nhận hàng tại cảng hoặc kho bãi.

Thông quan nhận hàng khi hoàn thành đầy đủ giấy tờ
Thông quan nhận hàng khi hoàn thành đầy đủ giấy tờ

1.3 Lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu móc cẩu

Để quá trình làm thủ tục diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp hãy lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

– Chuẩn bị hồ sơ chứng từ đầy đủ và hợp lệ để tránh chậm trễ trong quá trình thông quan.

– Các quy định về nhập khẩu có thể thay đổi theo thời gian. Hãy cập nhật thông tin mới nhất từ cơ quan hải quan hoặc các nguồn tin chính thống khác trước khi tiến hành làm thủ tục để tránh sai sót.

– Đăng ký bảo lãnh trước khi cấp số tờ khai. Doanh nghiệp cần đảm bảo số vận đơn khớp với số vận đơn đã khai trong màn hình nhập liệu trước đó.

Việc nhập khẩu móc cẩu sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp then chốt như xây dựng, vận tải,…Do đó, doanh nghiệp buộc phải có kiến thức về thủ tục nhập khẩu móc cẩu để tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Quy trình nhập khẩu không phúc tạp nhưng bao gồm nhiều bước và giai đoạn thực hiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và luôn theo dõi sát sao để đảm bảo việc nhập khẩu móc cẩu được diễn ra thuận lợi nhất.

Zalo phone