Top 5 móc cẩu tôn tấm tốt nhất hiện nay

2 Sản phẩm nâng vật liệu chính hãng tốt nhất

Móc cẩu tôn tấm được sử dụng phổ biến tại các công trình thi công xây dựng. Thiết bị móc tôn được gắn vào cần cẩu để kéo các tấm tôn lợp mái nhà, lợp trần. Móc cẩu tôn có rất nhiều loại khác nhau như ngáo cẩu tôn, kẹp tôn đứng, kẹp tôn ngang, móc chữ C,… Tùy theo loại công trình, kích thước tấm tôn, người mua móc cẩu tôn sẽ lựa chọn loại móc cẩu phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng.

1. Móc cẩu tôn tấm là gì?

Móc cẩu tôn tấm là thiết bị nâng các tấm tôn dùng để lợp mái nhà, lợp trần. Vật liệu được sử dụng phổ biến ở các công trình thi công xây dựng có quy mô vừa và lớn.

Thiết bị móc được đúc hoặc rèn nguyên khối từ thép cao cấp, có khả năng chịu tải trọng cao. Tấm tôn được nâng lên bởi lực căng của dây xích gắn móc cẩu.

Tùy theo khối lượng, kích thước, số lượng của miếng tôn,… các công nhân có thể tùy chọn số lượng móc cẩu tôn sắt phù hợp như 2 móc, 4 móc, 6 móc. Số lượng móc bắt buộc phải là số chẵn và được lắp đặt đối diện nhau để tạo sự cân bằng.

2. Điểm danh 5 loại cẩu móc tấm tôn tốt nhất thị trường

2.1 Móc cẩu tôn tấm hàm rộng thương hiệu Kawasaki

Móc cẩu Kawasaki có xuất sứ từ Nhật Bản, được các công nhân sử dụng để nâng các miếng tôn lớn khi thi công các tòa nhà cao tầng.

Thiết bị có tải trọng kéo từ 2 tấn đến 10 tấn, đúc từ thép nguyên khối nên đảm bảo khả năng chịu lực cao. Người vận hành phải lắp tối thiểu từ 2-4 cái xung quanh tấm tôn để tạo sự cân bằng khi nâng vật.

Dòng móc hãng Kawasaki được nhập khẩu về Việt Nam có mức giá thành phải chăng nên người dùng có thể dễ dàng sở hữu.

Mẫu móc cẩu tôn tấm thiết kê hàm rộng
Mẫu móc cẩu tôn tấm thiết kê hàm rộng

2.2 Bộ xích cẩu tôn tấm kèm kẹp tôn ngang Kawasaki

Bộ xích cẩu tôn tấm và kẹp tôn ngang giúp kỹ sư vận hành dễ dàng nâng lá tôn tại các công trình xây dựng hoặc xưởng sản xuất tôn tấm.

Móc kẹp tôn Kawasaki được chế tạo từ vật liệu thép chịu lực tốt. Vỏ ngoài thiết bị được mạ bạc có khả năng chống gỉ tốt. Hãng Kawasaki cũng in nổi phần tải trọng nâng móc cẩu trên sản phẩm giúp người mua dễ dàng nhận dạng thương hiệu.

Đầu móc của thiết bị sử dụng lớp cao su dầy khoảng 1cm có tác dụng để giúp tấm tôn không bị trầy xước trong quá trình vận chuyển.

Mỗi bộ xích cẩu tôn tấm sẽ sử dụng 2 chân hoặc 4 chân xích. Xích tải được thiết kế có đường kính từ 8mm-32mm tương ứng với tải trọng nâng 1.6-63 tấn.

Móc cẩu tôn tấm thương hiệu Kawasaki cao cấp
Móc cẩu tôn tấm thương hiệu Kawasaki cao cấp

2.3 Móc kẹp tấm tôn Kawasaki model E-0005 5 tấn

Kẹp tôn đứng Kawasaki 5 tấn thường được các công nhân dùng để kéo các miếng tôn ở các xưởng sản xuất cơ khí.

Kẹp tôn E-0005 có thể nâng các tấm thép có độ dày khoảng 1-50mm dễ dàng. Công cụ rất an toàn trong quá trình vận chuyển bởi cơ chế khóa chặt của lò xo giúp giữ chặt tấm tôn, không bị rơi rớt trong quá trình vận chuyển.

Logo Kawasaki được in nổi trên thân thiết bị để tăng độ nhận diện thương hiệu. Tải trọng nâng cũng được in chính giữa kẹp tôn giúp người mua không bị nhầm lẫn giữa các loại móc.

Kẹp tấm tôn thương hiệu Kawasaki model E-0005 5 tấn
Kẹp tấm tôn thương hiệu Kawasaki model E-0005 5 tấn

2.4 Thiết bị móc cẩu tôn tấm 2 nhánh xích

Bộ xích cẩu tôn gồm 4 bộ phận chính là vòng xuyến, xích cẩu, khóa nối và móc cẩu. Các chân xích là các móc tôn được gắn với xích thông qua khóa nối. Với các bộ xích cẩu tôn lớn nhiều nhánh xích sẽ có nhiều hơn 2 chiếc vòng xuyến và được móc chung với một chiếc vòng xuyến mới lớn hơn.

Xích cẩu được thiết kế đường kính xích lớn 13mm và được phủ lớp sơn tĩnh điện màu đen chống gỉ. Đinh vít khóa nối chế tạo từ vật liệu cao cấp tăng độ chắc chắn và độ bền. Bộ xích cẩu thép tấm có tải trọng nâng từ 5-10 tấn nên phù hợp sử dụng ở hầu hết mọi quy mô công trình xây dựng.

Thiết bị móc tôn 2 nhánh xích tải trọng nâng 5 tấn
Thiết bị móc tôn 2 nhánh xích tải trọng nâng 5 tấn

2.5 Móc cẩu tôn hình chữ C sử dụng phổ biến

Ngoài các loại móc cẩu tôn tấm phía trên, móc cẩu chữ C cũng là một loại móc tôn được sử dụng phổ biến ở các xưởng tôn thép chuyên dụng.

Móc cẩu cuộn tôn chữ C thường được sử dụng để nâng hạ và di chuyển các cuộn tôn kích thước lớn có mức tải trọng từ 2-15 tấn. Móc cuộn tôn được thiết kế hình dạng chữ C hoặc chữ U dùng để móc các cuộn tôn có khổ từ 1m-1.4m.

Thành giữa móc chữ C được thiết kế một lớp cao su cứng giúp vành cuộn tôn không bị móp mép. Thành dưới móc tạo hình bán kính cong nên tiếp xúc êm ái hơn khi đặt các cuộn tôn vào móc.

Đặc biệt, móc chữ C còn có khả năng tự cân bằng móc dù có tải hoặc không tải. Tất cả là do bộ phận đối trọng móc cẩu giúp cẩu móc luôn luôn được cân bằng, ít bị rung lắc trong quá trình hoạt động.

Móc cẩu được chế tạo từ vật liệu thép chuyên dụng SS400, Q235 theo tiêu chuẩn TCVN 4244-2005 Việt Nam. Vậy nên thân móc cực kỳ rắn chắn và bền bỉ, tăng khả năng chịu lực, chịu tải để nâng hạ các cuộn tôn lớn.

Thiết bị móc tôn hình chữ C được sử dụng phổ biến
Thiết bị móc tôn hình chữ C được sử dụng phổ biến

3. Ưu điểm khi sử dụng móc cẩu tôn tấm tại công trình xây dựng

– Ưu điểm nổi bật đầu tiên của thiết bị móc tôn là được rèn từ thép nguyên khối nên khả năng chịu lực cao.

– Móc cẩu tôn sắt, tấm thép có sức nâng lớn, hỗ trợ đắc lực cho các công nhân giúp nâng cao hiệu quả công việc.

– Móc cẩu tôn tấm dễ lắp đặt và sử dụng nên thuận tiện khi thao tác.

– Giúp các công nhân vận chuyển các tấm tôn tại các công trình nhanh hơn, tốn ít sức lực.

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thiết bị móc tôn

Các tấm tôn thép là loại vật liệu xây dựng có các cạnh sắc cực kỳ bén. Khi vận chuyển nếu không cẩn thận va quẹt vào các cạnh tấm tôn có thể dễ xảy ra thương tích. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn người vận hành cần chú ý một số điểm sau:

– Khi nâng tấm tôn bằng móc cẩu phải lắp đối xứng số móc ở mỗi cạnh.

– Các móc lắp đặt phải đảm bảo giống nhau toàn bộ về mức tải trọng nâng.

– Khóa nối xích, dây xích của mỗi móc phải cùng chiều dài, cùng loại khóa.

– Xác định chiều dài các lá tôn cần nâng hạ để mua và sử dụng lượng cẩu tôn phù hợp.

– Đối với các miếng tôn nhỏ có khối lượng nhẹ, khi nâng phải dùng từ 2 đến 4 móc kẹp. Với những tấm tôn lớn, số lượng nhiều và nặng, các công nhân nên sử dụng từ 6 cẩu tôn trở lên để đảm bảo tính ổn định, độ cân bằng và khả năng chịu tải.

– Cẩu tôn cần được phân bố đồng đều theo chiều dài của các tấm tôn với nguyên tắc đối diện và chính diện. Cụ thể, 2 móc cẩu tôn trong cùng một khóa xích phải móc đối diện và ngang bằng nhau để đảm bảo cân bằng của móc cẩu.

– Kiểm tra lực căng của xích sau khi móc các lá tôn vào các móc cẩu tôn. Các công nhân cần đảm bảo dây xích phải được căng thẳng để các miếng tôn không bị tuột ra khỏi móc cẩu gây nguy hiểm.

– Nâng hạ các tấm tôn, lá tôn với tốc độ chậm rãi và ổn định. Các công nhân tuyệt đối không được kéo thả móc cẩu tôn sắt nhanh hoặc đột ngột thay đổi tốc độ di chuyển tôn thép.

– Kỹ sư lắp đặt luôn luôn mang găng tay bảo hộ, tốt nhất là loại găng tay có lớp vải đệm dày. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng bị các lá tôn khứa, cắt trúng tay khi móc tấm tôn vào các móc cẩu.

Móc cẩu tôn tấm là cụ không thể thiếu ở mọi công trình xây dựng, các công ty chuyên sản xuất, mua bán tôn thép. Bởi vì có các loại móc cẩu tôn, các công nhân đỡ đi một phần trong khâu vận chuyển các tấm tôn nặng có kích cỡ to. Vì vậy, tiến độ thi công công trình được đẩy nhanh giúp rút ngắn thời gian hoàn thành dự án.

Zalo phone