Kiểm định móc cẩu là công tác kiểm tra độ chính xác và an toàn của thiết bị. Quy trình kiểm tra thiết bị cẩu móc phải có sự tham gia của chủ sở hữu thiết bị, người chứng kiếm và giám sát viên.
1. Tại sao phải kiểm định cẩu móc?
Các hiểm họa và tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị như trượt hàng, đứt cáp do móc cẩu không đủ tải trọng nâng.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp, chủ đầu tư cố tình vi phạm quy định để sử dụng móc cẩu không an toàn thì sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng các thiết bị điện như motor nâng hạ và motor di chuyển cũng như các cấu trúc bên trong của tủ điện.
Vì vậy, yêu cầu đánh giá chất lượng móc cẩu được đặt lên hàng đầu để có thể đánh giá chính xác tình trạng vận hành của móc tải đã tuân thủ theo các quy chuẩn an toàn kỹ thuật cấp quốc gia, đáp ứng đủ điều kiện để được đưa vào lắp đặt và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tính chất của công tác kiểm định cẩu móc nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về hàng hóa và quan trọng hơn là tính mạng các công nhân tham gia vận hành thiết bị. Các thiết bị hỗ trợ nâng hạ là móc cẩu và máy nâng từ đó cũng được nâng cao chất lượng, tăng tuổi thọ và phòng trừ hỏng hóc gây nên sự cố, tai nạn bất ngờ khi vận hành.

2. Tiêu chuẩn an toàn và điều kiện kiểm định móc cẩu
Các tiêu chuẩn đo lường tính an toàn và kiểm tra móc cẩu do ban kỹ thuật TCVN/TC8, tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đề nghị và bộ khoa học và công nghệ phê duyệt và ban hành.
Bộ những tiêu chuẩn kiểm định mẫu bao gồm TCVN 4244:2005, TCVN 4244:86, TCVN 5863:1995, TCVN 5862:1995, TCVN 5864:1995.
3. Quy trình kiểm định móc cẩu
Trước khi đi vào quy trình kiểm định, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ và bảo đảm ba điều kiện quan trọng dưới đây:
– Móc cẩu đang ở trạng thái tốt và sẵn sàng tiếp nhận kiểm tra. Cùng với đó, các hồ sơ và tài liệu về thông số kỹ thuật, lịch sử kiểm tra trước đó (nếu có) phải được chuẩn bị đầy đủ.
– Môi trường làm việc ở trạng thái bình thường, không tồn tại bất kỳ yếu tố xấu về thời tiết làm gián đoạn buổi kiểm tra.
– Đáp ứng tốt điều kiện phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh lao động tại khu vực thử nghiệm.
Quy trình kiểm định cẩu móc gồm ba bước theo các trình tự lần lượt là: công tác chuẩn bị trước kiểm tra, thực hiện kiểm định, xử lý kết quả sau khi đánh giá.
Bước 1: công tác chuẩn bị kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ về thông số, lý lịch, xuất xứ, giấy chứng nhận CQ và hồ sơ lắp đặt của thiết bị.
Bước 2: tiến hành kiểm tra về ngoại quan của móc cẩu, sau đó tiến hành thử tải trọng kéo.
Bước 3: thống kê, xử lý kết quả sau kiểm định bằng cách lập biên bản kiểm tra, đối chiếu theo mẫu ngay tại hiện trường làm việc với đầy đủ nội dung về thông qua biên bản và cấp giấy chứng nhận đánh giá kết quả.
Khi kiểm định móc cẩu phải có sự góp mặt của đại diện nhà máy hoặc người được ủy quyền thường là chỉ huy công trường, người chứng kiến và giám sát viên hoặc tư vấn giám sát.
Sau khi thông qua, tất cả các đối tượng nêu trên phải cùng ký và đóng dấu xác nhận vào biên bản, mỗi bên giữ 1 bản. Kết quả kiểm tra khi thiết bị không đạt yêu cầu, kiểm sát viên sẽ phải ghi cụ thể lý do và kiến nghị, thời hạn khắc phục cho cơ sở thực hiện kiểm định sau đó gửi lại biên bản và thông cáo cho cơ quan quản lý nhà nước.
Nguyên tắc phải tuân thủ khi thực hiện 3 bước kiểm định trên là bước phía trước bắt buộc phải đạt yêu cầu mới được tiến hành bước tiếp theo. Sau khi kết thúc, giám sát buổi kiểm tra phải ghi chép chi tiết kết quả đánh giá vào biên bản ngay tại hiện trường. Bản ghi chép sẽ lưu làm 2 bản, 1 bản dành cho giám sát viên tổ chức kiểm tra và 1 bản giao cho chủ sở hữu.

4. Các câu hỏi thường gặp về quy trình kiểm định móc cẩu
4.1 Hồ sơ kiểm định gồm những gì?
Bộ hồ sơ kiểm định bao gồm giấy chứng nhận và biên bản làm việc có chữ ký và dấu xác nhận của đại diện công trường, người giám sát và kiểm định viên.
4.2 Thời hạn kiểm định bao lâu?
Thời hạn kiểm tra sẽ được quy định rõ ràng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và bắt buộc các đơn vị phải tuân thủ theo, thông thường, thời hạn kiểm tra định kỳ là 12 tháng.
Tuy nhiên, trong trường hợp cơ sở, đơn vị yêu cầu rút ngắn thời hạn kiểm tra cũng sẽ được ưu tiên thực hiện theo đề nghị này, lúc này giám sát viên phải nêu rõ nguyên nhân, lý do rút ngắn trong biên bản.

4.3 Cần lưu ý gì khi kiểm định móc cẩu trục?
Các lưu ý quan trọng khi đề xuất kiểm tra cẩu trục mà các đơn vị, tổ chức cần ghi nhớ là việc đánh giá móc tải chỉ được tiến hành bởi cơ quan có đủ chức năng, thẩm quyền và năng lực thực hiện.
Ngoài ra khi thực hiện kiểm tra, kiểm định, đơn vị giám sát và tiến hành phải thực hiện theo đúng quy trình các bước nêu trong mục 3.
4.4 Chi phí kiểm định hết bao nhiêu?
Chi phí kiểm định móc cẩu sẽ dao động theo đơn vị tiến hành kiểm tra và tải trọng làm việc của thiết bị, quý khách hàng có thể tham khảo bảng giá dưới đây:
Thứ tự | Tải trọng làm việc an toàn (SWL) | Mức phí (vnđ) |
1 | Từ 1 đến 5 tấn | 500.000 vnđ |
2 | Trên 5 tấn đến 25 tấn | 1.700.000 vnđ |
3 | Trên 25 tấn đến 50 tấn | 2.700.000 vnđ |
4 | Trên 50 tấn | 2.700.000+ (SWL-50) x 6000 vnđ |
Lưu ý: Bảng giá trên chưa bao gồm đầy đủ các dịch vụ kiểm định móc tải định kỳ, để nhận được báo giá đầy đủ và chi tiết nhất vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ hỗ trợ viên.
Qua nội dung hướng dẫn kiểm định móc cẩu, máy móc ABG chắc chắn quý khách hàng sẽ được cập nhật thêm những kiến thức bổ ích để phục vụ công tác kiểm tra đúng chuẩn, an toàn và hiệu quả nhất, tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.